Bạn từng quen với hình ảnh một nước Nhật quy củ, nguyên tắc và luôn theo trật tự; những người Nhật lầm lì, ít nói và thầm lặng. Tuy nhiên, nếu đến nước Nhật vào những ngày xuân, bạn sẽ không khỏi bất ngờ vì hình ảnh cả đất nước tưng bừng và rộn ràng trong những lễ hội vô cùng hấp dẫn.
Lễ hội hoa anh đào
Lễ hội hoa anh đào được người Nhật gọi là Hanami nghĩa là lễ hội ngắm hoa anh đào. Mỗi năm khi những nhành hoa anh đào khoe sắc rồng rực các góc trời, người Nhật lại tưng bừng chào đón lễ hội hoa anh đào, chào đón một năm mới xuân sang. Trong những ngày diễn ra lễ hội hoa anh đào, người Nhật cùng nhau tụ họp bên những điểm ngắm hoa anh đào đẹp rồi trò chuyện, pic nic, ăn uống, đi dạo hay lưu lại những bức hình đẹp và cùng xem những màn đấu vật của các sumo.
Anh đào nở rộ phủ hồng khắp các con phố.
Người Nhật thường sum vầy cùng người thân, bạn bè tại những địa điểm ngắm hoa anh đào.
Xuân này đến Nhật Bản hoà mình vào lễ hội hoa anh đào:
NHẬT BẢN MÙA HOA ANH ĐÀO (7N6Đ) (25/3 – 31/3) |
Lễ hội đi trên lửa Hiwatari
Lễ hội đi trên lửa Hiwatari được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm tại đền Yakuoin. Tại đây, các nhà sư từ núi Takao sẽ biểu diễn những màn đi chân trần trên lửa như một nghi thức cầu mong cho thế giới hòa bình, đất nước thịnh vượng và mọi người đều được an lành, vượt qua mọi tai ách. Người Nhật tin rằng những ai được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn này thì sẽ may mắn cả năm, nên lễ hội Hiwatari thu hút rất đông người dân địa phương và du khách.
Ở lễ hội đi trên lửa Hiwatari, du khách sẽ được thưởng thức những màn đi trên lửa đầy ngoạn mục của các nhà sư.
Hội chợ Anime Japan
Hội chợ Anime Japan diễn ra sau khi hội chợ thường niên Japan Fair đã kết thúc sau 12 năm hoạt động liên tục. Anime Japan là hội chợ buôn bán truyện tranh lớn nhất cả nước. Tới đây, không những bạn mua được truyện tranh yêu thích mà còn có thể tham gia vào rất nhiều hoạt động thú vị khác như lễ trao giải hay chương trình lễ hội Tokyo Anime Award.
Anime Japan là hội chợ mà những “tín đồ” manga Nhật không thể bỏ qua.
Lễ hội bóng tối Kurayami
Lễ hội này là một hoạt động có lịch sử lâu đời, đã từng có tài liệu ghi chép cho rằng nó có truyền thống hơn 5000 năm. Hoạt động chính trong lễ hội là rước kiệu, được tổ chức tại đền Okunitama, thuộc thành phố Fuch của Nhật Bản. Điều đặc biệt trong lúc rước kiệu, người ta sẽ tắt hết đèn và các nguồn ánh sáng khác. Mọi việc đều diễn ra trong bóng tối từ lúc 6 giờ chiều. Do đó lễ hội này còn được gọi đi kèm với cái tên “Lễ hội bóng tối Kurayami”.
Lễ hội bóng tối sẽ được diễn ra ở khu vực đền Okunitama từ 18 giờ cho đến đêm.
Lễ hội đền thờ Thiên Hoàng Minh Trị
Thiên Hoàng Minh Trị là một minh quân đã có công cách tân đưa đất nước Nhật Bản thành một quốc gia phát triển, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây giữa lúc chủ nghĩa đế quốc đang phát triển mạnh mẽ. Để tưởng nhớ ông, hằng năm vào khoảng thời gian cuối tháng 4, đầu tháng 5, người dân Nhật Bản sẽ tổ chức lễ hội ở khu đền thờ Thiên Hoàng với các hoạt động cúng bái, tế lễ và những hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống như nhạc Bagaku, kịch Nogaku, nhạc Sankyoku, đàn Satsuma Biwa…
Trong lễ hội Thiên Hoàng Minh Trị có diễn ra rất nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống thú vị.
Lễ hội Sanja
Lễ hội Sanja diễn ra trong 3 ngày tại đền thờ Asakura. Mở đầu lễ hội là cuộc diễu hành dài, sau đó ngày thứ hai là lễ rước 100 kiệu mikoshi của những người dân địa phương và ngày cuối cùng là rước kiệu mikoshi lớn ở đền Asakura. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, các loại xe sẽ bị cấm lưu thông từ đường Kaminarimon đến khu vực cổng đền. Nét độc đáo của lễ hội này là ý nghĩa của việc rước kiệu. Người ta tin rằng khi những mikoshi chở các vị thần, khi được rước qua những dãy phố, các vị thần sẽ thoát ra ngoài để ban phát sự may mắn cho những người dân địa phương và cả những người tham gia rước kiệu. Tới lễ hội Sanja, du khách còn có cơ hội để chiêm ngưỡng rất nhiều điệu múa cổ truyền cũng như cách người ta tái hiện lại những nghi thức rước kiệu từ thời Edo.
Người Nhật tin rằng những kiệu mikoshi có chở các vị thần và họ sẽ thoát ra ngoài trong ngày lễ để ban phát may mắn cho dân chúng.
Những lễ hội truyền thống đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Nhật Bản và trở thành một nét đẹp văn hóa của xứ sở hoa anh đào trong mỗi dịp xuân về. Tới Nhật Bản trong những ngày này, bạn không chỉ được hòa mình trong không khí rộn ràng, tưng bừng của những ngày hội mà còn là cơ hội để khám phá và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của đất nước này.
Bích Ngọc
Nguồn ảnh: Ikimasho; Japan Times