Một thói quen của những du khách khi đặt chân đến điểm du lịch, không chỉ là ngắm cảnh hay trải nghiệm cuộc sống của nơi họ đến, mà còn là để mua những món đồ lưu niệm, mang đặc trưng văn hóa truyền thống của xứ sở đó mang về tặng người thân, bạn bè hay chỉ đơn giản là giữ lại làm kỷ niệm. Nếu đến với xứ sở mặt trời mọc, bạn đừng quên mua những món đồ lưu niệm truyền thống của đất nước này, những món đồ thủ công nhìn một lần là yêu mãi mãi.
Đồ sơn mài Tsugaru
Những đồ vật nhỏ xinh đã được bàn tay những người thợ trau chuốt, mài giũa rất tỉ mỉ. Những sản phẩm này hầu hết được mài nhẵn, tạo bóng và phủ các lớp sơn mài với màu sắc bắt mắt. Mỗi lớn sơn sẽ được hong khô trước khi sơn lớp tiếp theo mang lại vẻ đẹp tinh tế cho những món đồ lưu niệm mà bạn sẽ mua.
Những sản phẩm được sơn mài có độ bóng đẹp, những họa tiết đẹp tinh tế và có chiều sâu ấn tượng nhờ bàn tay khéo léo của người thợ. Những đồ lưu niệm sơn mài Tsugaru cũng là một trong những nghề truyền thống xuất hiện từ cuối thế kỷ 17 ở thị trấn lâu đài Hirosaki, tỉnh Aomori. Đến nay, đây vẫn là nơi sản xuất những đồ lưu niệm sơn mài đẹp bậc nhất của nước Nhật.
Magewappa
Magewappa là một nghề thủ công truyền thống đã được hình thành khoảng 400 năm ở thành phố Odate tỉnh Akita, Nhật Bản. Vào thế kỷ 17, người dân Nhật Bản đã phát hiện ra công dụng của cây tuyết tùng trong việc sản xuất hàng thủ công. Họ đã bắt đầu trồng loại cây này để chuyên sản xuất những đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ tuyết tùng có một ưu điểm lớn đó có thể uốn cong được trong quá trình sản xuất nên những đồ thủ công tạo được khá đa dạng và hài hòa về hình dáng, cấu trúc cũng như mang đậm nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản.
Gỗ tùng tuyết ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào trước khi được bàn tay khéo léo của người thợ uốn thành hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên của gỗ cũng là một trong những điểm đặc biệt mang đến sự ngon miệng cho thực khách.
Nến họa tiết
Nến họa tiết là môt loại nến họa tiết được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, chủ yếu sử dụng lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ họa tiến mà khách yêu thích trước khi bán. Đây cũng là món đồ lưu niệm tuyệt vời du khách có thể lựa chọn mua khi đến Nhật Bản.
Vào những thế kỷ trước, nến họa tiết là loại nến chủ yếu được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng vì giá thành khá cao. Dù trải qua hàng trăm năm nhưng những người thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã tạo nó từ bàn tay và khối óc của mình.
Búp bê Kokeshi
Búp bê Kokeshi là một món đồ lưu niệm được rất nhiều du khách lựa chọn mua về khi đến Nhật Bản dù không ai biết chính xác nguồn gốc của Búp bê Kokeshi. Vẻ mặt hiền hòa của những Búp bê Kokeshi được vẽ từ bàn tay khéo léo của người thợ. Búp bê Kokeshi được làm từ gỗ màu kem đã mài nhẵn.
Búp bê Kokeshi là sản phẩm xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu vực Tohoku. Trên đất nước Nhật có rất nhiều vùng sản xuất búp bê, mỗi vùng lại có đặc trưng tô vẽ, tạo dáng khác nhau. Ngày nay, búp bê Kokeshi có kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, trở thành những món đồ lưu niệm xinh xắn và tiện lợi giúp khách du lịch dễ dàng mang tặng người thân để mọi người hiểu rằng, du khách vừa đến thăm xứ sở hoa anh đào.
Vải nhuộm Nambu
Vải nhuộm Nambu là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng. Vải được sử dụng để may túi, may kimono… Các nghệ nhân dệt vải và nhuộm vải rất cầu kỳ với những họa tiết tinh xảo, ấn tượng mang đậm nét truyền thống Nhật Bản.
Hình thêu Kogin-zashi
Kogin-zashi là tên gọi chung của những mẫu hình thêu với họa tiết hình học trên vải nhuộm chàm và vải lanh, loại vải được sử dụng phổ biến ở Nhật để thêu từ thời Edo.
Để chống chọi với thời tiết lạnh giá của nước Nhật, phụ nữ nước này thường mặc nhiều lớp vải lanh, họ thường thêu sợi bông lên bề mặt vải để mặc được ấm hơn, vải cũng được bền hơn. Về sau, những họa tiết ấn tượng của Kogin-zashi đã trở thành một phần văn hóa của người dân Nhật Bản.
Nagoya – Osaka – Nara – Núi Phú Sỹ – Tokyo (6N5Đ)
Nagoya – Làng Shirakawago – Núi Phú Sĩ – Tokyo (5N4Đ) |
Lục Bảo
Theo CNN