Đất nước Myanmar được biết đến với những ngôi chùa vàng lấp lánh, những công trình đồ sộ, nền văn hóa bản địa đặc sắc và lối sống chân thành của người dân. Chính điều này đã làm nên sức hút cho “xứ sở chùa vàng”; hằng năm thu hút rất đông khách du lịch. Tuy nhiên Myanmar giống như một ẩn số, có những điều bí mật vô cùng kì thú mà chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên.
>> Myanmar – đất nước của những tín đồ Phật Giáo
>> Khám phá hình ảnh một Myanmar đẹp chân thực và gần gũi
>> Tour du lịch Myanmar, không nên bỏ qua!
Người Myanmar có tết riêng
Không phải Tết dương lịch như người phương Tây, cũng không phải Tết Nguyên Đán như một số nước Đông Nam Á; tết thực sự của người Myanmar là vào tháng 4 và còn được gọi là Thingyan. Tết Té Nước Thingyan thường kéo dài 4 ngày và trong những ngày này, tất cả các hàng quán đều đóng cửa. Người dân Myanmar té nước lên nhau để cầu mong những điều may mắn, tốt lành và rửa sạch mọi tội lỗi đã qua trong năm cũ.
>> Đón tết muộn ở xứ chùa tháp Myanmar
Internet “tốc độ con rùa”
Mãi đến năm 2000, internet mới được cho phép sử dụng ở Myanmar nhưng vẫn còn rất lạc hậu. Dịch vụ internet không chỉ đắt đỏ, là thứ xa xỉ với những người dân địa phương mà cho dù bạn có tốn tiền chi trả, “tốc độ con rùa” của nó cũng sẽ khiến bạn bực mình. Vì thế, đến Myanmar nếu không có việc khẩn cấp thì tốt hơn là du khách nên quên “thế giới ảo” một thời gian.
Mang nhiều tiền mặt và giữ chúng thật sạch
Ở Myanmar có rất ít cây ATM vì thế bạn cần đem theo thật nhiều tiền mặt. Thẻ tín dụng chỉ được sử dụng trong những khách sạn, nhà hàng hạng sang. Ngay cả khi phổ biến rộng rãi cũng có rất ít những cửa hàng thông thường chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Không chỉ thế, bạn phải hết sức chú ý để giữ cho những tờ tiền ấy không bị nhăn, không bị bẩn hay rách. Thật hiếm có nơi nào khác ngoài đất nước này mà tờ tiền dù chỉ bị gấp cũng giảm đi giá trị.
Gọi bia bằng tiếng của nụ hôn
Đi uống bia ở Myanmar bạn sẽ thấy một điều vô cùng lạ lùng; người ta gây sự chú ý với những người bồi bàn và gọi đồ uống bằng âm thanh của những nụ hôn. Chỉ cần trao cho người phục vụ vài nụ hôn gió thay vì cất tiếng gọi là bạn sẽ được chăm sóc tận tình. Nước Pháp ư, không, có lẽ người Myanmar mới là những người lịch thiệp và lãng mạn nhất.
Đàn ông mặc váy
Người Myanmar cho tới ngày nay vẫn còn giữ những phong tục truyền thống của mình là longyi – một loại váy quấn quanh người dành cho cả đàn ông và phụ nữ. Điểm khác biệt lớn nhất trong cách mặc longyi là đàn ông thường buộc đầu miếng vải ở phía trước bụng trong khi phụ nữ thì khéo léo gập váy lại và cố định hai đầu vải ở bên hông.
Chỉ ăn bằng tay phải
Theo quan niệm của người Myanmar, bàn tay trái chỉ dùng để vệ sinh cá nhân, làm những công việc lao động hằng ngày; bàn tay phải là bàn tay sạch sẽ nên mới được dùng để ăn. Họ dùng tay nặn cơm thành từng viên nhỏ và trộn chung với những món ăn khác. Do đó, nếu có cơ hội được ăn chung với những người bản địa ở Myanmar, bạn nhớ dùng tay phải đưa thức ăn cho họ nếu không muốn bị xem là thất lễ.
Không được xoa đầu
Cũng giống như một số dân tộc ít người ở vùng núi của Việt Nam, người Myanmar quan niệm đỉnh đầu là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn trọng vì vậy không ai nhất là người lạ được phép chạm vào đầu họ hay xoa đầu. Với đồng nghiệp, bạn bè, họ hoàn toàn cho phép bá vai bá cổ hay bông đùa nhưng hành vi chạm vào đỉnh đầu lại tuyệt đối kiêng kị.
Giao thông “hóc búa”
Giao thông ở Myanmar quả thật là một bài toán khó. Yagon là thành phố lớn nhất của đất nước này nhưng lại không cho phép sử dụng xe máy. Du khách cũng không thể dạo chơi quanh thành phố bằng taxi bởi không hề có. Phương tiện khả thi nhất ở đây là xích lô hoặc đi bộ. Dịch vụ đi lại bằng tàu hay xe ô tô ở đây đều kém, rất hay chậm chễ. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây cũng không hiện đại, chỉ có những thành phố lớn mới được rải nhựa.
Người người ăn trầu
Người Việt Nam cho dù có cả “Sự tích trầu cau” nhưng có lẽ cho đến nay lại không nhiều người ăn trầu bằng ở Myanmar – đất nước người người ăn trầu. Trai, gái, già, trẻ đều ăn nhầu để nhuộm cho răng đen, môi đỏ. Hàng trầu được bày bán ở khắp nơi, ngay cả những con phố lớn.
Bích Ngọc
Nguồn ảnh: Mingalapar