Nhật Bản là một đất nước có nhiều nét văn hóa và phong tục truyền thống khác lạ, từ trang phục cho đến thực phẩm. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch khám phá xứ sở mặt trời mọc, hãy cùng tìm hiểu một số nét đặc trưng trong giao tiếp và phong tục của con người nơi đây để không khỏi bỡ ngỡ khi du lịch Nhật Bản lần đầu nhé.
1. Giơ tay chữ V khi chụp ảnh
Đối với người Nhật, chỉ mỉm cười khi chụp ảnh sẽ không đủ để có một bức hoàn hảo nếu thiếu dáng giơ tay chữ V. Dấu hiệu V còn được xem như dấu hiệu của sự hòa bình. Cử chỉ này bắt nguồn các cầu thủ bóng chày năm 1968 hay những vận động viên trượt băng nghệ thuật của Mỹ có thói quen giơ tay chữ V khi tiếp xúc với giới truyền thông. Nhưng sức ảnh hưởng lớn nhất của trào lưu này đến từ một ca sĩ Nhật Bản đã liên tục ra dấu chữ V một cách tự nhiên trong khi quay phim quảng cáo cho máy chụp hình Konica.
2. Ngồi trên sàn nhà
Thật khó để có thể thấy những chiếc ghế trong nhà của người Nhật, họ vẫn thích ngồi trên sàn nhà hơn. Người nước ngoài sẽ có cảm giác bẩn và hơi bất tiện khi ngồi ở sàn nhà, tuy nhiên đối với người Nhật, sàn nhà lại thoải mái hơn ghế sofa. Bên cạnh đó, việc trải tatami (loại chiếu truyền thống của Nhật) lên sàn nhà khiến toàn bộ căn nhà trở nên rất sạch sẽ, vì vậy bạn sẽ không được phép đi giày dép vào bên trong. Nếu như bạn đã quen thuộc với việc ngồi trên sàn nhà, hãy tìm hiểu thêm về cách nghi thức ngồi và kiểu ngồi của người Nhật để trở thành những vị khách lịch sự khi được mới đến những ngôi nhà kiểu Nhật truyền thống nhé.
3. Phong cách ăn mì “ xì xụp”
Gây ra tiếng ồn trong khi ăn uống được coi là thô lỗ ở các nước phương Tây. Nhưng tại Nhật Bản, nếu bạn ăn mì xì xụp, điều đó có nghĩa là món ăn này rất ngon. Húp mì như vậy cũng giúp bạn có thể giảm nhiệt những bát mì nóng hổi thơm ngon.
4. Gật đầu (Aizuchi)
Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với một người Nhật mà họ chỉ gật đầu mà không có một phản ứng gì thêm mỗi khi trả lời. Đừng ngạc nhiên, hành động này được gọi là “aizuchi”, một cử chỉ lịch sự mà người Nhật thường dùng trong các cuộc đàm thoại. Nó gần giống như cách trả lời “uh-huh” hay “tôi thấy” ở các nước khác. Khi đến Nhật nếu bạn không thực hiện “aizuchi”, người Nhật có thể hiểu lầm là bạn không quan tâm đến những gì họ nói.
5. Chào gập người
Cúi gập người là những gì người Nhật làm gì khi chào hỏi, xin lỗi, hoặc ngay cả khi bày tỏ lời chia buồn của họ. Hành động này cũng được xem như thể hiện sự tôn trọng với những người đối diện. Tuy nhiên, tùy vào địa vị xã hội và mỗi tình huống giao tiếp, người Nhật có những kiểu chào gập người khác nhau.
6. Không tiền boa
Nếu ở Mỹ, một người bồi bàn sẽ theo sau bạn nếu bạn không để lại tiền boa. Khác với điều này, ở Nhật Bản, người phục vụ sẽ chạy theo bạn nếu bạn để lại tiền boa. Người Nhật thường cảm thấy tội lỗi khi nhận số tiền được trả thêm đó. Một số người thậm chí còn nghĩ như vậy là hạ thấp địa vị. Do đó, bạn không cần phải trả tiền tip ở Nhật Bản.
7. Ngủ tại nơi làm việc (Inemuri)
Inemuri nghĩa đen có nghĩa là “ngủ trong khi có mặt”. Đối với họ đó là một dấu hiệu của sự cam kết làm việc, và các công ty Nhật Bản thường khuyến khích nhân viên của họ ngủ khoảng 20-30 phút mỗi buổi trưa. Thậm chí một số người còn giả vờ ngủ để thể hiện cho ông chủ thấy rằng họ đang làm việc chăm chỉ.
8. Say xỉn ở nơi công cộng
Say xỉn nơi công cộng là hợp pháp ở Nhật Bản. Bạn có thể nhậu nhẹt tại công viên, bãi biển hay thậm chí nằm dài trên ghế công viên để uống bia. Đừng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy những kẻ say khướt trên tàu điện, vỉa hè hay hành lang nơi công cộng.
9. KFC
Ở Nhật Bản, ngày lễ Giáng Sinh sẽ không được hoàn chỉnh nếu thiếu món gà KFC. Phong trào này bắt đầu khi những người nước ngoài không thể tìm thấy gà tây vào dịp giáng sinh và sau đó họ phải mua gà KFC để thay thế. KFC sau đó tận dụng điều này như một cơ hội thương mại và tạo nên chiến dịch tiếp thị “Kurisumasu ni wa kentakkii!” (Kentucky cho Giáng sinh!) vào năm 1974. Ngày nay, KFC luôn có được doanh thu cao nhất vào những đêm Giáng sinh.
10. Đeo khẩu trang mọi nơi
Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy hầu hết người ở Nhật đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi, trong các trường học, tại các trạm tàu điện ngầm, nơi làm việc và trên đường phố, nhưng mục đích không chỉ là vì vấn đề sức khỏe. Trong thực tế, người Nhật đeo khẩu trang vì những lý do khác nhau: để ngăn chặn lây nhiễm khi đau ốm, che mặt khi đi ra ngoài mà không trang điểm, hoặc đơn giản khẩu trang chỉ là một loại phụ kiện thời trang.
Trịnh Thảo
Nguồn: When On Earth