Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng không xa lạ nên đôi khi chị em cũng rất chủ quan. Hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nào gây ra, có nguy hại gì và cách điều trị tình trạng này như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi các kiến thức tổng quan về rối loạn kinh nguyệt để có câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Một chu kỳ kinh khỏe mạnh kéo dài từ 21 -35 ngày (trung bình là 28 ngày), với thời gian hành kinh trong khoảng 3-5 ngày. Trung bình mỗi người phụ nữ sẽ mất khoảng 50-150ml máu trong mỗi chu kỳ.
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ kinh và thời gian hành kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, kinh có màu đen hay vón cục.
Các loại rối loạn kinh nguyệt
Chị em cần chú ý những biểu biện bất thường sau đều là một dạng rối loạn kinh nguyệt:
- Kinh nguyệt không đều: Thời gian giữa các chú kỳ kinh không giống nhau, khi quá dài khi lại quá ngắn
- Vô kinh: Không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên
- Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
- Đa kinh, cường kinh: máu kinh ra nhiều trên 100ml và kéo dài nhiều ngày
- Thiếu kinh: Kinh nguyệt ra ít hơn 20ml, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.
- Thống kinh: Rối loạn kinh nguyệt kèm theo đau lưng, đau bụng, buồn nôn, căng tức ngực…
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra:
Nguyên nhân biến đổi nội tiết tố
- Ở tuổi dậy thì và thời gian mang thai, hệ nội tiết tố biến đổi mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt.
- Giai đoạn tiền mãn kinh, lượng estrogen sụt giảm, hoạt động của buồng trứng suy giảm khiến không chỉ chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn mà còn kéo theo tình trạng da thô ráp, bốc hỏa, nóng trong người, dễ cáu gắt.
- Thời kỳ mãn kinh: Bắt đầu từ 1 năm sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
- Thời kỳ mang thai: Tất cả phụ nữ mang thai đều không có kinh nguyệt, ở một số phụ nữ cho con bú có khi đến 4 tháng, 6 tháng có người cả năm mới có kinh lại.
Nguyên nhân thực thể
- Chửa ngoài tử cung hay dọa sảy thai gây ra hiện tượng chảy máu bất thường trong thai kỳ.
- Tổn thương ở cổ tử cung: các bệnh polyp cổ tử cung, u xơ hay ung thư đều gây ra tình trạng kinh nguyệt thất thường.
- Rối loạn tuyến giáp: bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường, tuyến yên.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống không khoa học, thiếu chất, làm biến động mức hormone trong cơ thể.
- Chế độ luyện tập, nghỉ ngơi không hợp lý: Tập thể dục hợp lý rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu vận động quá mức có thể làm biến đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây ra rối loạn kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường hay cao huyết có thể gây tác dụng phụ làm biến đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Tác hại của rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là một yếu tố phản ánh tình trạng sức khỏe sinh dục nói riêng và sức khỏe của phụ nữ nói chung. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn đến những tác hại sau:
- Thiếu máu: Tình trạng kinh nguyệt kéo dài, kinh ra nhiều, mất nhiều máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến nữ giới thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.
- Bệnh phụ khoa diễn biến nặng: Một số bệnh như u xơ tử cung, polyp tử cung nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nguy cơ ung thư, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Nguy cơ vô sinh: Kinh nguyệt không đều do sự suy giảm hoạt động của buồng trứng, các bệnh ở tử cung và buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới.
- Suy giảm ham muốn tình dục: Mất nhiều máu khiến chị em mệt mỏi, chán nản với chuyện ấy. Vùng kín không sạch sẽ cũng là yếu tố khiến không tự tin trước chồng.
- Ảnh hưởng đến thần sắc: Rối loạn kinh nguyệt gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, mất ngủ, chán ăn, người mệt mỏi ảnh hưởng đến thần sắc.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Như thông tin đã phân tích có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, trong đó có những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Do đó khi những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.
Bạn có thể phải thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết nội mạc tử cung
- Siêu âm tử cung
- Pap smear
Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp:
- Rối loạn nội tiết tố từ nguyên nhân tâm lý: Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện nghỉ ngơi hợp lý.
- Điều trị nội khoa: các bênh viêm nhiễm phụ khoa được điều trị nội khoa bằng thuốc đặc trị giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, điều hòa nội tiết tố, làm ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
- Điều trị ngoại khoa: Các bệnh u xơ, u nang cần can thiệp ngoại khoa để loại bỏ khối u.
tham khảo: https://homecares.webflow.io