Điều hòa là một trong những thiết bị điện tử không thể thiếu trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách dùng điều hòa đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các sai lầm cần tránh khi dùng điều hòa gây nên tình trạng cơ thể sốc nhiệt mà bạn cần nắm được.
Đột ngột thay đổi nhiệt độ
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường trong phòng điều hòa với môi trường xung quanh như vừa về phòng đã bật điều hòa chế độ thấp hay đang ngồi trong phòng điều hòa lại tiếp xúc với thời tiết nóng bên ngoài ngay lập tức cũng là một trong nguyên nhân gây nên sốc nhiệt. Do lúc này, cơ thể của bạn tiếp xúc với nhiệt độ mới đột ngột, chưa kịp thích ứng dễ dẫn đến các triệu chứng mất muối, mất nước khi sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là khi cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này có thể kể đến: nhịp tim nhanh, da khô và nóng nhanh, đau đầu, đỏ mặt, buồn nôn, tức ngực, hoa mắt. Thậm chí tình trạng sốc nhiệt nặng còn dẫn đến nói lắp, lú lẫn, mê sảng, kích động, khó chịu, co giật và hôn mê hoặc dẫn đến tử vong.
Xem thêm các bài viết về chủ đề nạp ga điều hòa hà đông ở đây.
Theo các bác sĩ khuyến nghị trước khi ra khỏi phòng hãy tắt điều hòa ít nhất 30 phút. Nếu bạn vừa đi từ bên ngoài về, không nên vào phòng bật sẵn điều hòa ngay mà hãy chờ từ 10 đến 15 phút để cơ thể ổn định nhiệt độ rồi mới vào. Hãy đứng ở cửa nhà vài phút để thích nghi với nhiệt độ của phòng rồi mới bước vào nhà thay đổi nhiệt độ điều hòa từ từ.
Khi điều chỉnh nhiệt độ, bạn cũng cần đảm bảo nhiệt độ môi trường ngoài trời với điều hòa không quá chênh lệch nhằm phòng ngừa tình trạng sốc nhiệt. Mức chênh lệch nhiệt độ an toàn là từ 7 đến 10 độ C.
Lạm dụng điều hòa trong thời gian dài
Không ít người có thói quen ngồi lâu trong phòng điều hòa với nhiệt độ chênh lệch đáng kể so với nhiệt độ ngoài trời. Thói quen kéo dài này có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, dị ứng, khô da,…
Các chuyên gia cho rằng điều hòa không được vệ sinh thường xuyên chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn, nấm mốc tích tụ gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Do đó, bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa liên tục từ 4 đến 5 tiếng, ngoại trừ khi ngủ. Sau thời gian này hãy tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường. Sau 7 đến 8 tiếng hãy tắt điều hòa rồi mở cửa phòng để không khí lưu thông.
Bạn nên vệ sinh điều hòa 1 đến 2 tháng một lần hoặc 3 tháng 1 lần tùy thuộc vào tần suất sử dụng và không gian có nhiều bụi bẩn hay không.
Luồng gió thổi trực tiếp vào người
Để cơ thể mát nhanh hơn nhiều người có thói quen đứng trước hướng gió điều hòa thổi. Nhưng nhiệt độ không khí trong phòng lại có sự chênh lệch đối với nhiệt độ luồng khí sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Các chuyên gia cho rằng người dùng nên tránh để luồng gió từ điều hòa thổi trực tiếp vào người.
Hơn nữa, khi lựa chọn vị trí lắp đặt cần cân nhắc đến nơi luồng không khí từ điều hòa có thể lan đến khắp phòng, tránh đặt điều hòa nơi quá thấp.
Lưu ý với gia đình có người già, trẻ nhỏ
Người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nếu ngồi lâu trong phòng điều hòa thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng nên điều chỉnh mức nhiệt độ từ 26 đến 27 độ C là phù hợp cho người cao tuổi. Hãy tắt điều hòa trước 30 phút trước khi người già muốn ra ngoài để thích nghi được với nhiệt độ mới.
Với trẻ em, nhiệt độ thích hợp sẽ là từ 27 đến 28 độ C, trẻ sơ sinh thì nhiệt độ thích hợp là 28 đến 29 độ C. Hãy đắp chăn và cho bé mặc quần áo dài tay khi ngủ để phòng ngừa tình trạng cảm lạnh.
Trên đây là những sai lầm cần tránh khi dùng điều hòa để tránh cơ thể bị sốc nhiệt ngày hè mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng.
Xem thêm: Cho thue nha ve sinh