Theo thống kê có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn Hp, cứ khoảng 1000 người có tới 700 người bị nhiễm vi khuẩn Hp. Và tại TPHCM có 90% người dân nhiễm vi khuẩn Hp dẫn đến bệnh viêm đau dạ dày. Liệu nhiễm vi khuẩn HP có thể chữa khỏi?
Vi khuẩn Hp là loại xoắn khuẩn, gram âm được tìm thấy trong mô dạ dày của bệnh nhân viêm dạ dày vào năm 1982. Đây là chủng khuẩn có khả năng sống trong môi trường acid đậm đặc (môi trường hiếm khí, thiếu oxy). Tại đây, chúng sản sinh ra urease tấn công lớp niêm mạc dạ dày gây ra các bệnh lý về dạ dày. Đây là loại vi khuẩn có thể trị dứt diểm hoàn toàn nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị.”
1/ Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn này, có thể bạn đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng sau đây.
# Nhiễm vi khuẩn Hp qua đường miệng
Đây là con đường vi khuẩn Hp có thể lây từ người này sang người khác bằng các hành động lây nhiễm qua tiếp xúc. Chẳng hạn như dùng chung đồ vệ sinh cá nhân bàn chải đánh răng, ly uống nước, chén bát,… Ngoài ra, hôn nhau cũng là cách giúp vi khuẩn tăng nhiễm bằng cách lây từ miệng người này sang người khác.
# Vệ sinh không sạch sẽ
Vi khuẩn Hp có thể chuyển hóa theo đường phân vào miệng. Điều này có nghĩa là vi khuẩn có thể lây nhiễm gián tiếp bằng cách dính vào tay của bạn. Nếu bạn không vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, chúng sẽ vào dạ dày bằng cách bám vào thức ăn khi bạn sử dụng tay để cầm.
# Thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Chúng ta cũng có thể nhiễm vi khuẩn Hp bằng những thực phẩm ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm bán ngoài vỉa hè, đồ ăn vặt,… không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là nguyên nhân khiến dạ dày ta bị tổn thương do vi khuẩn Hp tấn công.
2/ Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn HP
Đa phần những người bị nhiễm vi khuẩn Hp thường không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Nhưng một trong số họ có thể bị các triệu chứng như đau bụng, nhất là khi dạ dày bị trống rỗng vào ban đêm hoặc vài giờ sau khi ăn.
Cơn đau thường lúc đầu có thể đau âm ỉ như gặm nhấm sau đó đau quặn thắt, dữ dội. Tình trạng đau này có thể kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ, thường đến rồi đi sau đó vài ngày.
Bên cạnh đó, có một số triệu chứng khác liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp như nôn và buồn nôn, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân hay sốt đi kèm ợ hơi, nóng,… Các triệu chứng này có thể tự khỏi, do đó, bạn không cần phải uống thuốc. Tuy nhiên, nếu thấy có hiện tượng khó nuốt, máu trong phân hay thiếu bác, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
3/ Sự nguy hiểm của vi khuẩn HP trong dạ dày
Theo thống kế y khoa, 50% dân số bị thế giới bị nhiễm vi khuẩn Hp, trong số đó có rất ít người bị nhiễm Hp tiến triển thành các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và rất hiếm trường hợp chuyển thành ung thư (1%).
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lơ là bỏ qua, bởi theo nhận định của các chuyên da tiêu hóa: Một khi vi khuẩn Hp tấn công chúng có thể gây ra viêm loét dạ dày. Nhiễm trùng và viêm loét dạ dày có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, các bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ thường xuyển để chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Một vài biến chứng phức tạp của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày đó là:
- Chảy máu trong: Khi vết loét dạ dày hình thành sâu và bị phá hủy, gây tổn thương mạch máu tại đường tiêu hóa dẫn đến chảy máu trong. Nếu tình trạng bệnh nặng có thể gây mất máu, suy tim,… thậm chí khả năng tử vong của người bệnh là khá cao. Đối với trường hợp này tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có cách xử lý khác nhau.
- Viêm phúc mạc: Đây là hiện tượng nhiễm trùng tại lớp lót khoang bụng hoặc nhiễm trùng phúc mạc.
- Thủng dạ dày: Nếu các vết loét dạ dày không được điều trị kịp thời chúng có thể hình thành sâu và gây thủng dạ dày.
- Tắc nghẽn: Khi các khối u loét phát triển sẽ hình thành các mô sẹo gây cản trở thức ăn đi xuống dạ dày.
4/ Các phương pháp xét nghiệm xác định vi khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn Hp được chẩn đoán như thế nào để người bệnh có thể sớm phát hiện và có hướng điều trị bệnh phù hợp? Nếu chẳng may bạn bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, một vài thủ thuật và xét nghiệm sau đây, bác sĩ sẽ giúp bạn nhận diện vi khuẩn Hp.
# Kiểm tra hơi thở
Khi tiến hành kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được yêu cầu nuốt một chế phẩm có chứa hoạt chất ure. Nếu cơ thể bạn có chứa vi khuẩn Hp, chúng sẽ giải phóng ra một lượng enzyme để phá vỡ sự kết hợp này. Song song với hành động này, một hợp chất carbon dioxide sẽ được giải phóng. Lúc này thiết bị y tế chuyên dùng để phát hiện ra chúng sẽ làm việc và nhận biết.
# Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán vi khuẩn Hp dễ dàng nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng một mẫu máu nhỏ lấy từ cánh tay hoặc bàn tay của bạn. Mẫu máu này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích và tìm kiếm kháng thể chống lại vi khuẩn Hp. Đối với xét nghiệm máu này chỉ thực sự hữu ích với những bệnh nhân chưa bao giờ được điều trị vi khuẩn Hp trước đây.
# Kiểm tra phân
Một mẫu phân là điều cân thiết để bác sĩ giúp bạn kiểm tra dấu hiệu xuất hiện của vi khuẩn Hp có trong cơ thể bạn hay không? Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một vật dụng nhỏ chứa phân và sau đó sẽ thu lại. Phân sẽ được đem đi nhuộm và tiến hành phân tích làm phản ứng hoặc soi dưới kính hiển vi. Trước khi bắt đầu thực hiện kiểm tra phân, người bệnh bắt buộc phải ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc bơm proton (PPI) trong một thời gian.
# Nội soi
Nối soi là thiết bị có chèn một dụng cụ dài và mỏng, đầu có gắn thiết bị ghi hình. Thiết bị này có nhiệm vụ gửi hình ảnh về màn hình máy tính. Từ đó, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh và đưa ra những chẩn đoán đúng về bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm một vài công cụ đặc biệt trong quá trình nội soi để lấy mẫu và đem phân tích.