Một trong những ngành có lợi nhuận khổng lồ và đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân Việt Nam đó là ngành xây dựng. Lý do đơn giản là bởi Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nên nhu cầu xây dựng đường xá, nhà ở, chung cư, khu thương mại,…vẫn khá cao, đặc biệt khi mà thu nhập của người dân Việt Nam cũng ngày càng tăng cao. Tuy vậy, do một số nguyên nhân mà ngành xây dựng vẫn còn gặp nhiều cản trở. Vì vậy, nhà nước Việt Nam có những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại nước ta. Những chính sách đó là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn.
Các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
Khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng theo Luật Việt Nam
Theo Điều 10 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020), thì nhà nước sẽ khuyến khích: – Những hoạt động đầu tư xây dựng:
- Có mục đích bảo tồn, tái tạo lại và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, các di sản văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng;
- Có mục đích xây dựng nhà ở xã hội cho những người khó khăn;
- Đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
– Những chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng (như chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp,..) đều được hưởng sự đối xử bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành hoạt động xây dựng của họ. Đặc biệt, những công trình được Nhà nước trao giải thưởng công trình xây dựng có chất lượng khi tham gia đấu thầu xây dựng thì sẽ được ưu tiên hơn.
– Tổ chức và cá nhân khi thực hiện hoạt động xây dựng của họ cũng được khuyến khích dùng các công nghệ,thiết bị khoa học tiên tiến để đảm bảo rủi ro xây dựng về nhân sự, sản phẩm được giảm thiếu xuống mức tối đa.
– Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan nhà nước quản lý sang cho tổ chức, xã hội – nghề nghiệp đạt đủ điều kiện và khả năng đảm nhận các công việc này. Điều này không chỉ giúp giảm thiếu công việc cho Nhà nước, mà còn giúp các tổ chức cá nhân ngoài Nhà nước phát triển hơn vì được tham gia vào các dự án đòi hỏi tính chuyên môn, phức tạp cao.
Xem thêm: Gia hạn giấy phép lao động của công ty luật siglaw.
Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài trong ngành xây dựng
Theo Điều 15 Luật đầu tư 2020, những đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm các đối tượng dưới đây, trong đó, quy định chi tiết hơn về những đối tượng này đã được Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết hơn:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo Khoản 1 Điều 16 Luật đầu tư 2020 quy định. Ví dụ như: thuộc ngành công nghệ cao, đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.
- Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo Khoản 2 Điều 16 Luật đầu tư 2020 quy định. Gồm: địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Dự án đầu tư có vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
- Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong ngành xây dựng theo Điều 5 Luật đầu tư 2020 bao gồm:
- Nhà đầu tư được quyền đầu tư vào các ngành mà pháp luật không cấm và phải tuân thủ các điều kiện của những ngành nghề có điều kiện. Ví dụ như: nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào ngành dịch vụ thi công xây dựng công trình, dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng,…và phải tuân theo các điều kiện chuyên môn của những ngành dịch vụ này.
- Nhà đầu tư có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư theo quy định của Luật và các quy định khác; được dùng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, được sử dụng đất và các tài nguyên khác mà luật pháp quy định.
- Nhà đầu tư nước ngoài được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và quyền lợi hợp pháp khác
- Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều nhận được sự đối xử công bằng, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà đầu tư
Hình thức ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng được Khoản 1 Điều 15 Luật đầu tư 2020 cũng như thông tư 83/2016/TT-BTC (về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu) và Thông tư 96/2015/TT-BTC (về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp) quy định, bao gồm các điểm sau:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể: áp thuế thu nhập DN thấp hơn thuế thông thường trong một thời hạn hoặc toàn bộ thời gian mà dự án được thực hiện; miễn hoặc giảm thuế và các ưu đãi khác liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp. Giảm từ 10%-20% với thời hạn 10-15 năm, miễn giảm thuế tới 9 năm.
- Các khoản lỗ có thể được chuyển trong thời hạn năm năm và lợi nhuận không bị đánh thuế khi chuyển ra nước ngoài. Bạn cũng được hoàn lại thuế đối với lợi nhuận tái đầu tư và khấu hao nhanh.
- Luật Thuế doanh nghiệp quy định nhiều tiêu chí ưu đãi khác nhau, bao gồm: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất, phần mềm, giáo dục và môi trường của các vị trí địa lý, khu vực kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng quan trọng.
- Miễn thuế xuất nhập khẩu với hàng hóa dùng cho ngành xây dựng. Theo Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC, miễn thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để sử dụng trong hoạt động thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ của dự án ưu đãi đầu tư cũng được miễn thuế thu nhập. Hơn nữa, theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hàng hóa cũng được miễn thuế xuất nhập khẩu.
- Miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế sử dụng đất. Về miễn, giảm tiền “sử dụng đất” theo quy định tại Nghị định số 57/2018/ND-CP và Luật Đất đai năm 2013. Các công ty thực hiện các dự án nông nghiệp được nhà nước giao đất hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất, thì không phải trả chi phí chuyển mục đích sử dụng đất hay chi phí sử dụng đất đối với diện tích đất đã thực hiện chuyển đổi. Về miễn, giảm tiền “thuê đất”, 10 trường hợp đã được đề cập trong các pháp lệnh, thông tư của Chính phủ, bao gồm Nghị định 46/2014/ND-CP, Nghị định 135/2016/ND-CP và Nghị định 31/2021/ND-CP.
- Ngoài ra, việc miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có thể phải tuân theo một số điều kiện nhất định như quy định tại Thông tư 153/2011/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC.
- Khấu hao nhanh và tăng lượng tiền được trừ bớt khi tính thu nhập chịu thuế
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw: