Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong quý II sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Tính đến tháng 8, lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 3 trong thu hút FDI với 542,8 triệu USD.
Bất động sản (BĐS) vẫn là một trong những điểm đến cho chiến lược đầu tư dài hạn đó là nhận định của chuyên gia phân tích bất động sản Long Phát cũng như những báo cáo phân tích gần đây mà các công ty chứng khoán (CTCK) công bố. Cùng với kỳ vọng thị trường này thêm sôi động sau khi Việt Nam gia nhập TPP là những tín hiệu tích cực từ thị trường.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kinh doanh BĐS quý II tăng 3,43%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2012. Đánh giá của Tập đoàn Jones Land LaShalle Việt Nam, thị trường nhà trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đều tiếp tục ghi nhận những kết quả khả quan.
Chỉ tính riêng trong quý II, cả hai thành phố có đến gần 20.000 căn hộ chung cư mở bán mới và tổng lượng căn hộ bán ra trong quý đạt khoảng 18.000 căn. Rất nhiều dự án ghi nhận tốc độ bán hàng đạt 90% ngay khi mở bán.
Chuyên gia bất động sản Địa Ốc Long Phát nhận định, những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong quý II sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Tính đến tháng 8, lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 3 trong thu hút FDI với 542,8 triệu USD. Hiệp hội BĐS Việt Nam nhìn nhận sự hồi phục của thị trường trong 2 năm qua sẽ khiến giá BĐS tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng trong năm tới. Phân khúc bình dân -trung cấp vẫn là phân khúc thanh khoản tốt.
Trên đà đi lên của thị trường, mới đây CTCK Đông Nam Á và nhiều báo cáo phân tích riêng lẻ từng cổ phiếu BĐS nhìn nhận NĐT nên nắm giữ đặc biệt những cổ phiếu có chất lượng hoạt động tốt. Phân tích của CTCK Đông Nam Á với 20 DN có vốn hoá cho thấy trong quý II, hoạt động kinh doanh của các DN ngành BĐS tiếp tục được cải thiện so với cùng kỳ.
Tập đoàn Vingroup VIC là DN có doanh thu lớn nhất đạt 14.736,9 tỷ đồng (+133,7% so với cùng kỳ), tiếp sau đó là CTCP FLC đạt 1.437,8 tỷ đồng (+120,6%), CTCP Đầu tư kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) đạt 569,6 tỷ đồng (+217,2%)… Có thể thấy rằng, 12 DN có doanh thu tăng trưởng và 8 DN có doanh thu sụt giảm. CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tiếp tục là DN có lợi nhuận lớn nhất đạt 778,7 tỷ đồng (+82%), tiếp sau đó là FLC đạt 115,9 tỷ đồng (+24%), KDH đạt 93,6 tỷ đồng (+78,9%)… Như vậy, có 14 DN có lợi nhuận tăng trưởng và 6 DN có doanh thu sụt giảm.
Với Thông tư 06/2016/TT-NHNN mới ban hành, các phân tích cho thấy một số điều khoản chỉ tác động trong ngắn hạn. Còn so với dự thảo Thông tư 36 trước đó, hiệu ứng này có thể không lớn bằng do thị trường sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị. Quan trọng hơn động thái này nhằm mục đích điều chỉnh nguồn vốn và tăng sự phát triển bền vững cho ngành BĐS.