Đối với đất thổ cư, đất nền quận 9 việc xác định tính an toàn và đảm bảo trong pháp lý sẽ ảnh hưởng tới 60% khả năng sinh lời của mảnh đất đó.
Thực tế, không ít người đã rơi vào hoàn cảnh “dở khóc dở cười” khi bỏ tiền ra mua đất nhưng không thể xây nhà hoặc khó chuyển nhượng do mảnh đất chưa có sổ đỏ. Hoặc mệt mỏi hơn khi mảnh đất đó rơi vào những tranh chấp không đáng có. Rõ ràng, việc bỏ một khoản tiền lớn để mua một mảnh đất buộc khách hàng hoặc các nhà đầu tư nhỏ lẻ phải tính tới sự an toàn của pháp lý để tránh rủi ro không đáng xảy ra.
Dưới đây là 4 việc cần làm nhằm xác định tính pháp lý an toàn của đất thổ cư.
Thứ nhất, kiểm tra tính pháp lý của sổ đỏ
Kiểm tra sổ đỏ đất nền giá rẻ TPHCM định mua có cầm cố, thế chấp, có phải sổ thật hay không? Đây là việc đầu tiên nên làm và rất quan trọng. Tốt nhất, mảnh đất cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đảm bảo hạn chế rủi ro trong tranh chấp và mua bán. Bên cạnh đó, người mua cần cẩn trọng việc chung sổ, tức là mảnh đất mua chưa có sổ đỏ riêng. Việc tách sổ sẽ tương đối phức tạp vì liên quan tới chủ trương của khu vực sở tại cũng như các quy định hạ tầng kèm theo.
Thứ hai, thông tin về tính chính chủ
Thông tin chủ sử dụng đất về tên chủ sử dụng, chứng minh nhân dân, địa chỉ có đúng với thông tin cá nhân không?
Thứ ba, kiểm tra thông tin trên sổ đỏ
Kiểm tra các mục về thông tin thửa đất trên sổ: Số tờ, số thửa, địa chỉ, diện tích (diện tích sử dụng riêng, diện tích sử dụng chung). Đối với diện tích sử dụng, khách hàng hoặc nhà đầu tư cần kiểm tra lại rõ ràng, tránh trường hợp diện tích trên sổ đỏ không khớp với diện tích thực tế hoặc nhầm lẫn sang khu đất khác.
Một thông tin quan trọng khác đó là mục đích sử dụng. Đây là thông tin rất quan trọng vì khi biết mảnh đất đó thuộc đất ở, đất vườn hay đất ao, chủ đất mới có thể xác định dùng để xây nhà được hay không. Nếu là đất vườn hoặc đất ao thì không được phép xây dựng, đồng nghĩa với giá trị bị hạ thấp. Muốn xây nhà thì quỹ đất này phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mà đây là khâu khá phức tạp.
Ngoài ra, khách hàng và nhà đầu tư cần kiểm tra nguồn gốc của thửa đất thông qua mục ghi chú được ghi trên sổ đỏ. Điều này sẽ cho chúng ta biết sổ đỏ này được tách ra từ thửa nào, được cho tặng hay đã chuyển đổi?
Thứ tư, kiểm tra hiện trạng thửa đất
Có tranh chấp với hàng xóm hay không; kích thước thửa đất có đúng với giấy chứng nhận (sổ đỏ) hay không; đường ngõ đi riêng hay đi chung; có đúng hiện trạng trên sổ hay không?
Bên cạnh đó, nhà đầu tư hoặc khách hàng nên tìm hiểu quỹ đất có thuộc trường hợp giải tỏa, quy hoạch hay không? Để kiểm tra, chỉ cần lên tra cứu hồ sơ địa chính của của xã, huyện hoặc Sở Tài nguyên – Môi trường, sẽ biết được các dự án trong khu vực.