Ẩm thực không chỉ là những món ăn dùng để lắp đầy cái bụng đói. Mà ẩm thực còn thể hiện văn hóa của một quốc gia. Qua ẩm thực, người ta có thể phần nào hiểu được hết nét văn hóa, phẩm chất con người. Ẩm thực Việt Nam cũng vậy, cũng có những đặc trưng riêng biệt, không trộn lẫn vào đâu.
Đặc điểm của Ẩm thực Việt
Việt Nam tuy nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt. Với miền Bắc và Bắc Trung Bộ mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc gồm 4 mùa: Xuân Hạ Thu và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ lại mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Điều này góp phần không nhỏ cho sự đa dạng của nền ẩm thực Việt Nam ta, bởi mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước lâu đời khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các vùng khác).
Ngoài ra, trong ẩm thực Việt Nam còn sử dụng rất nhiều loại rau với hình thức chế biến đa dạng như: luộc, xào, làm dưa, ăn sống. Nhiều loại nước canh đặc biệt: canh chua và đặc biệt số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,… Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,… thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp đặc biệt hay mời khách.
9 đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam
1. Đa dạng
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, vùng miền hay các nước khác trên thế giới. Từ đó chế biến lại theo khẩu vị của mình, mang đặc trưng riêng của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực 3 miền Việt Nam.
2. Ít mỡ
Không sử dụng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa. Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ.
3. Đậm đà hương vị
Các món ăn của người Việt cả 3 miền đều thường dùng nước mắm để nêm nếm và kết hợp nhiều gia vị khác. Vì thế các món ăn thường rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
4. Tổng hòa nhiều chất, nhiều vị
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
Mua rượu Chivas chính hãng
5. Ngon và lành
Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp ngon và lành. Vì sao lại nói như vậy? Cụ thể những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có.
6. Dùng đũa
Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.
7. Cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam. Bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
8. Hiếu khách
Trong các bữa ăn thì người Việt thường có lời mời nhiệt tình vì sợ khách ngại. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác.
9. Dọn thành mâm
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc. Khác với phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.
Tham khảo mua rượu Chivas 25 chính hãng giá tốt