Các nước châu Á thường ăn Tết không giống những nước phương Tây và là những quốc gia rất xem trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống. Dịp Tết Nguyên Đán, mỗi quốc gia trong khu vực châu Á lại nô nức với những hoạt động riêng có của dân tộc mình. Ẩm thực của các quốc gia này trong ngày Tết cũng là những điều thú vị cần khám phá.
Việt Nam
Dù có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các nước láng giềng nhưng những món ăn trên mâm cỗ Tết của người Việt lại là điều độc đáo không thể nhầm lẫn. Người Việt thường đón Tết với bánh chưng, dưa hành, thịt đông hoặc giò lụa. Trong không khí xuân sang, cả gia đình cùng nhau ngồi bên mâm cỗ, thưởng thức những món ăn đặc biệt của ngầy Tết và chúc mừng năm mới là nét đẹp truyền thống của người Việt.
Năm mới của người Việt không thể thiếu bánh chưng hay bánh tét.
Campuchia
Người Campuchia thường ăn Tết Bon Chol Chnam vào giữa tháng Tư Dương Lịch hằng năm. Đây là một dịp tết quan trọng trong đời sống của họ. Vào ngày này, mỗi gia đình thường cùng nhau nấu những món ăn ngon sau đó có một người đem thức ăn lên chùa để gửi gắm các nhà sư dâng lễ cúng tổ tiên. Sau đó cả nhà mới cùng nhau quây quần và thưởng thức những món ngon, trong đó không thể thiếu được món cà ri thơm nồng, quyến rũ.
Món cà ri ấm nóng là đồ ăn truyền thống của người Campuchia trong dịp Tết.
Trung Quốc
>> Những món ăn trứ danh của ẩm thực Trung Quốc
Người Trung Quốc thường ăn Tết với món sủi cảo truyền thống. Sủi cảo được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp, bên trong có nhân gồm hành, thịt, nấm hương và gia vị. Những miến bánh nhỏ xinh được gói khéo léo, miệng bánh khum khum như gửi gắm trong đó bao ước nguyện của người Trung Quốc. Họ cũng tin rằng ăn sủi cảo ngày tết không chỉ đem lại may mắn mà còn khiến mọi việc được thuận lợi, cầu được ước thấy.
Dù ẩm thực khá phong phú nhưng người Trung Hoa vẫn lựa chọn sủi cảo là món ăn quan trọng trong dịp Tết.
Singapore và Malaysia
Hai quốc gia láng giềng này có chung một món ăn ngày tết đó là món yu sheng đầy màu sắc. Yu sheng thực chất là món nộm được làm từ những nguyên liệu chính: đu đủ xanh, cà rốt, dưa leo, rau thơm, cá hồi thái lát mỏng và gia vị. Món yu sheng thường được bày trên bàn bên cạnh là một bao lì xì đỏ để cầu may. Khi ăn, người ta sẽ trộn đều tất cả những nguyên liệu này lên, vừa trộn vừa hét lớn “lohei” vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là phát tài. Đĩa nộm càng được xới tung lên càng cao thì lại càng may mắn, nhưng không được làm rơi ra ngoài. Người Singapore và Malaysia cho rằng đây là món ăn cầu may mắn, thịnh vượng và tài lộc.
Yu sheng – món ăn cầu may mắn, tài lộc của người Singapore và Malaysia trong dịp Tết.
Khám phá tour du lịch Singapore-Malaysia trong 6 ngày 5 đêm |
Nhật Bản
Người Nhật bản ăn Tết dương lịch nhưng vẫn giữ một nét đẹp truyền thống như những quốc gia châu Á khác, họ gọi những món ăn đặc sắc trong những ngày Tết là Osechi. Osechi bao gồm các món: thứ nhất là súp Ozoni được nấu từ các nguyên liệu: bánh gạo tẻ, rong biển, hải sản hoặc thịt gà; thứ hai là mứt đậu đen và thứ ba là Tazukuri được làm từ cá mòi tẩm đường và tương rán gián ròn; thứ tư là Le Sebi nghĩa là món tôm rán vàng và cuối cùng là những chiếc bánh dày được làm với đủ hương vị, màu sắc, ép trong khuôn hình chữ nhật, có vỏ ngoài đen và bên trong đỏ.
Những hộp Osechi truyền thống vô cùng cầu kì của người Nhật.
Người Nhật rất coi trọng việc trang trí các món ăn để đem lại sự ngon mắt cho người thưởng thức. Hộp đựng Osechi càng đẹp mắt thì càng may mắn. Những món ăn Osechi được làm từ nguyên liệu càng tự nhiên và chế biến theo những cách thủ công thì càng để được lâu, giúp các bà nội trợ Nhật có thời gian rảnh rỗi dịp đầu năm.
Các tour du lịch Nhật Bản:
NHẬT BẢN MÙA HOA ANH ĐÀO (7N6Đ) (25/3 – 31/3) |
Hàn Quốc
Tteok kuk là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết ở “xứ sở kim chi”. Sáng ngày mùng 1 Âm Lịch, mỗi người Hàn lại thưởng thức một bát canh tteok kuk để mừng năm mới và mong muốn sống trường thọ. Tteok kuk là món ăn được làm từ bánh gạo trắng ngần, thái lát chéo và nấu cùng nước canh xương bò cùng những gia vị đặc trưng của người Hàn. Món ăn đơn giản và có hương vị tinh khiết, ngọt thanh này vì vậy mà có ý nghĩa tượng trưng cho sự trong trắng, thanh khiết và trường thọ.
Người Hàn thưởng thức canh bánh gạo trong ngày đầu năm mới để cầu mong sự trường thọ.
Mỗi quốc gia châu Á có những món ăn ngày Tết cầu kì, đặc trưng và hàm chứa trong đó những ý nghĩa cầu mong những điều may mắn đặc biệt, phần nào phản ánh đời sống tinh thần của văn hóa người châu Á. Ngày Tết đến những quốc gia này để du xuân, thưởng thức những món ăn truyền thống của họ và cùng tham gia những lễ hội đặc sắc là một trải nghiệm hết sức thú vị!
Các tour du lịch Hàn Quốc:
Du lịch Hàn Quốc Tết Bính Thân SEOUL – ĐẢO JEJU – YANGJI PINE – EVERLAND (6N5Đ) KS 4 sao |
Bích Ngọc
Nguồn ảnh: Maangchi; Asia Travel